NGƯỜI HỌC CHƯA HIỂU LÀ NGƯỜI DẠY CHƯA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Ứng dụng của lập trình PLC trong nền công nghiệp hiện đại

Có thể thấy rằng, sự ra đời của PLC đã đánh dấu một bước đột phá mới của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển cũng như những khái niệm về thiết kế lập trình trước đây. PLC trong ngành công nghiệp như công nghệ thay đổi hoàn toàn về thiết kế mạch điện.

Ngày nay, PLC được sản xuất bởi rất nhiều hãng khác nhau trên thế giới như: Festo, Mitsubishi, Omron, Allen Bradley, LG, … PLC là thiết bị điều khiển lập trình cho phép người sử dụng có thể lập trình một loạt các sự kiện, thao tác nhờ hệ thống điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện trình tự các yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Các yêu cầu này được đưa tín hiệu đầu vào PLC (có hai loại đầu vào là digital hoặc analog) tuỳ thuộc vào nhu cầu thuật toán cũng như nhu cầu của người sử dụng. PLC dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế, và hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo.

Hệ điều khiển dùng lập trình PLC có những ưu điểm sau:

- Số lượng rơle, timer, dây đấu nối giảm, số lượng tiếp điểm sử dụng trong chương trình không giới hạn

- Công suất tiêu thụ nhỏ

- Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học. Thay đổi chức năng điều khiển nhanh bằng thiết bị lập trình. Khi có yêu cầu thay đổi công nghệ cần thêm tín hiệu đầu vào/ra, ta chỉ cần thêm module mở rộng

- Đáp ứng nhanh và hiệu quả nhờ vòng quét để một chu trình điều khiển chỉ mất một khoảng thời gian ngắn

- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, việc bảo trì và sửa chữa hệ thống thuận lợi, phát hiện lỗi của hệ điều khiển nhanh.

- Dung lượng chương trình lớn, có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp

 - Kết nối được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, kết nối mạng Internet, các Module mở rộng.

Hiện nay lập trình PLC đã được ứng dụng trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực như:

Công nghệ sản xuất: sản xuất giấy, sản xuất thuỷ tinh, sản xuất xi măng, sản xuất xe ô tô, sản xuất vi mạch, may công nghiệp, lắp ráp tivi, chế tạo linh kiện bán dẫn, đóng gói sản phẩm

+ Xử lý hoá học, Chế biến thực phẩm

+ Hệ thống nâng vận chuyển

+ Điều khiển hệ thống đèn giao thông

+ Quản lý tự động bãi đậu xe

+ Hệ thống báo động…

XEM THÊM:

►KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH PLC? LỢI ÍCH CỦA LẬP TRÌNH PLC?

Tin tức mới nhất