NGƯỜI HỌC CHƯA HIỂU LÀ NGƯỜI DẠY CHƯA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Máy bán hàng tự động chỉ bán sản phẩm bằng… giấy

Nằm ở khu Ikazaki của thị trấn Uchiko, tỉnh Ehime, máy bán hàng tự động từ lâu đã được biết đến như một địa điểm vui chơi của trẻ em trong khu phố. Vài năm trước, khi cỗ máy origami thu hút sự chú ý trên mạng và thậm chí được giới thiệu trên truyền hình Nhật Bản, đã có vô số người - kể cả cách đó rất xa - vẫn ghé thăm cửa hàng để mua những mảnh giấy origami của riêng họ.

Quán cách tòa thị chính khoảng 15 phút đi bộ. Luôn có thể nhìn thấy hình ảnh các học sinh và phụ huynh đứng tập trung trước cửa hàng bán hàng tổng hợp, nằm trong một dãy nhà cổ. Ở đây, ngoài những tờ giấy origami đầy màu sắc đã được gấp thành con ngựa, viên bi ohajiki..., còn có các mặt hàng khác được trưng bày trong máy bán hàng tự động.

Khi nhấn nút bên dưới "bong bóng cá vàng", với giá 10 yên (khoảng 10 xu), ngay lập tức, từ chiếc hộp nhỏ sẽ phát ra tiếng lách cách nhẹ. Bên trong hộp đựng là một con cá vàng origami được gấp rất chính xác và tỉ mỉ.

Thị trấn Uchiko nằm gần giữa tỉnh Ehime và có dân số khoảng 16.000 người, được biết đến là nơi sản xuất giấy washi và nến Nhật Bản, có niên đại từ nửa sau của thời kỳ Edo. Tại trung tâm thị trấn, các dãy nhà với những bức tường trát vữa là một hình ảnh cổ điển, mang đậm dấu ấn của quá khứ.

Chizuru Okano, 64 tuổi, người đứng đầu thế hệ thứ hai của Okano Shoten, một cửa hàng bán đồ tạp hóa bắt đầu từ khoảng 60 năm trước, đã làm ra những mảnh giấy origami để bán trong máy bán hàng tự động. Bà bắt đầu tạo ra origami để trưng bày tại cửa hàng kể từ lúc cha làm chủ, và ngày càng bộc lộ năng khiếu của mình khi gửi các tác phẩm đến những cuộc triển lãm được tổ chức trong cộng đồng nhằm quảng bá đặc sản địa phương là giấy ishi.

Mười ba năm trước, hệ thống xác minh tuổi "taspo" được triển khai cho các máy bán thuốc lá tự động với công nghệ hiện đại hơn. Điều này làm phát sinh vấn đề về cách xử lý những chiếc máy tự động đã cũ trước đó.

Khoảng 20 mẫu origami đã được trưng bày, thay thế cho các hộp thuốc lá quen thuộc. Okano đã dần dần tăng số lượng các tác phẩm của mình. Từ trong kho tàng hơn 100 loại giấy gấp của mình, bà sẽ lựa chọn để trưng bày và thay đổi ngẫu nhiên tùy hoàn cảnh, sự kiện hay theo mùa. Okano sử dụng lại giấy gói hoặc mua nguyên liệu tại các cửa hàng 100 yên. Giá thành mỗi chiếc chỉ có giá 10 đến 50 yên, vẫn không hề thay đổi kể từ khi máy bán giấy origami được thành lập. Bà mong rằng "sau khi mua đồ ăn nhẹ, trẻ em vẫn có thể đủ tiền lẻ để sở hữu những sản phẩm origami này".

Mặc dù lợi nhuận hàng tháng từ máy bán hàng tự động chỉ vài nghìn yên, thậm chí ngay cả khi thu hút một lượng lớn du khách vào thời điểm chiếc máy trở nên hot nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức trực tuyến, thì lợi nhuận cũng chỉ tăng lên 16.000 yên mỗi tháng.

Chizuru Okano rất vui với công việc của mình, tiếng cười của những đứa trẻ chính là động lực để cô tiếp tục công việc của mình.


 

Xem thêm:

>>> Thịt cá voi được bán tại máy bán hàng tự động

>>> Máy bán hàng tự động - xu thế đầu tư của các nước phát triển

>>> Máy bán hàng tự động - ưu và nhược điểm

Tin tức mới nhất