NGƯỜI HỌC CHƯA HIỂU LÀ NGƯỜI DẠY CHƯA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

CẤU TẠO CỦA PLC Mitsubishi

                                                                                                               

Một PLC có cấu tạo như sau

+ Khối đầu vào: Phần tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài vào, đưa về PLC. Các đầu vào được thiết kế đa dạng theo bắt ốc hoặc theo Cable kết nối tùy thuộc vào dòng loại PLC

+ Khối đầu ra: Phần kết nối với các cơ cấu chấp hành. Các đầu ra có thể là relay, Transistor, Triac

+ Khối nguồn: Cấp nguồn cho PLC: có hai dạng chủ yếu là DC(24 v), AC(110-220v) có loại nguồn mở rộng

+ Khối trung tâm: Gồm chip xử lý và các vùng nhớ và BUS

Các thuật ngữ

+  Đầu vào/ Input: Là khối mà kết nối trực tiếp các thiết bị như công tắc, nút nhấn, cảm biến để đưa các tín hiệu về bộ xử lý trung tâm

+ Đầu ra/ Output: Là khối kết nối trực tiếp với các cơ cấu chấp hành để thực thi các công việc được lập trình sẵn

+ Bộ xử lý trung tâm/ CPU: Là bộ chip điều khiển để xử lý các chương trình

+ Bộ nhớ tạm thời/ RAM: Là phần bộ nhớ dùng để chứa các dữ liệu khi xử lý chương trình như giá trị các biến…

+ Tốc độ xử lý: Là thời gian để CPU thực hiện 1 lệnh thường tính là Micro second

+ Timer: Là bộ định thời trong PLC, mỗi PLC có nhiều bộ định thời khác nhau

+ Counter: Là bộ đếm được chia làm nhiều loại khác nhau như 16 bit, 32 bit, bộ đếm tốc độ cao

+ Dung lượng chương trình: Là thông số cho biết kích thước tối đa của chương trình mà PLC có thể lưu trữ

+ Khối chức năng đặc biệt: Là các module chuyên dụng để thực hiện các chức năng nào đó như module truyền thông, module tương tự số, module điều khiển …

+ Bit: Là đơn vị nhỏ nhất dùng để chỉ dung lượng bộ nhớ

+ Byte: Là đơn vị gồm 8 bit

+ Word: Là đơn vị gồm 16 bit

     —————————————————————–


MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỰ ĐỘNG HÓA TPA - EDU

Địa chỉ trụ sở chính: 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 1900.571.582 - Mr. Tấn 0979 869479
    Website:  
tpa-edu.com.vn    

Tin tức mới nhất