NGƯỜI HỌC CHƯA HIỂU LÀ NGƯỜI DẠY CHƯA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Cảm biến xi lanh khí nén thủy lực

Khái nim

Cảm biến hành trình xi lanh hay còn gọi là sensor từ dùng để cảm biến vị trí xi lanh khí nén. Cảm biến từ là thành phần không thể thiếu trong quá trình điều khiển xi lanh (tạm dừng ở giữa hành trình hoặc giới hạn hành trình) hay truyền tín hiệu từ xi lanh để điều khiển các thiết bị khác.

                                                                                                                                                     

Cu to

Cảm biến tiếp điểm trong xi lanh khí nén thủy lực

Trong xi lanh khí nén, thủy lực thì cảm biến tiếp điểm có cấu tạo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả làm việc cao.

Nam châm trong xi lanh tương tự như phớt. Hai bên mép tiến về phía giữa sẽ là 2 cực của nam châm. Từ trường Nam Bắc sẽ mạnh ở hai đầu, giảm dần cho đến khi ở chính giữa là bằng 0.

Thực chất cảm biến tiếp điểm là hai tiếp điểm tương đương với tiếp điểm trong aptomat hay tiếp điểm trong công tắc.

Nguyên lý

Khi xi lanh ở trạng thái bình thường, cảm biến bình thường thì các tiếp điểm thường mở sẽ được đặt trong ống thủy tinh kín. Chúng bị tách nhau ra nên hở mạch, tín hiệu điện không xuất ra được.

Khi xuất hiện từ trường do nam châm vĩnh cữu trong xi lanh khí nén, xi lanh từ tạo ra thì từ trường sẽ sinh ra lực từ. Đầu piston dịch chuyển đến gần cảm biến tiếp điểm thì sẽ được nối liên mạch do từ trường hút hai tiếp điểm lại với nhau.

Trước khi xuất hiện piston thì cảm biến ở trạng thái OFF, sau khi xuất hiện piston thì mạch được nối và cảm biến ở trạng thái ON.

Những ưu điểm của loại cảm biến này đó là: Nó có thể dùng ở cả điện xoay chiều, điện một chiều DC hay AC. Tiết kiệm được chi phí khi nó có thể tiết kiệm được điện năng.

Khi sử dụng thiết bị nay cần chú ý đến đầu bề mặt tiếp xúc của các tiếp điểm vì nó ảnh hưởng đến độ bền cảm biến và độ nhạy khi làm việc. Chúng cần có 2 khả năng:

+ Khả năng dẫn điện tốt sẽ giúp việc nối liền mạch, xuất tín hiệu được nhanh chóng hơn. Đặc biệt, với hệ thống mở khẩn cấp, hệ thống phòng mổ thì việc này cần được lưu ý hơn cả.

+ Khả năng đàn hồi tốt vì khi tiếp điểm va đập mạnh, nhiều lần thì độ dẻo sẽ giúp chúng tránh hư hại tiếp điểm, tăng độ bền cho cảm biến

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

CẢM BIẾN LÀ GÌ?

CẢM BIẾN ÁP SUẤT LÀ GÌ?

CẢM BIẾN NHIỆT LÀ GÌ?

CẢM BIẾN QUANG

    —————————————————————–

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỰ ĐỘNG HÓA TPA - EDU

Địa chỉ trụ sở chính: 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 1900.571.582 - Mr. Tấn 0979 869479

Website:  
tpa-edu.com.vn    

 

Tin tức mới nhất