Cách vận hành của Cảm biến điện cảm / điện từ
- Cảm biến từ tiệm cận bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng. Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.
- Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.
- Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống, độ mạnh của từ trường giảm đi.
- Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra. vật đã được phát hiện.
- Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến tiệm cận vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường. (Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.)
- Đầu ra của Cảm biến Cảm ứng
- Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzito có logic NPN hoặc PNP. Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.
Chế độ hoạt động Thường Mở/Thường Đóng
Cảm biến tiệm cận: được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật.
- Thường mở: Tín hiệu điện áp cao khi phát hiện ra vật; tín hiệu điện áp thấp khi không có vật
- Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật; tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
CẢM BIẾN LÀ GÌ?
CẢM BIẾN ÁP SUẤT LÀ GÌ?
CẢM BIẾN NHIỆT LÀ GÌ?
CẢM BIẾN QUANG
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỰ ĐỘNG HÓA TPA - EDU
Địa chỉ trụ sở chính: 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 1900.571.582 - Mr. Tấn 0979 869479
Website: tpa-edu.com.vn