NGƯỜI HỌC CHƯA HIỂU LÀ NGƯỜI DẠY CHƯA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

An toàn khi sử dụng robot công nghiệp ABB

I. Những rủi ro tai nạn xảy ra khi:

Khi dò tìm sự cố, sửa chữa hỏng hóc.

Thay đổi, chỉnh sửa chương trình.

Chạy thử và chạy kiểm tra.

II. Tiêu chuẩn an toàn Robot ABB

Cấu tạo của robot ABB được thiết kế đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 10218, vào tháng 1/1992, tiêu chuẩn về robot công nghiệp. Ngoài ra còn đáp ứng tiêu chuẩn ANSI/RIA 15.06-1999.

Các tiêu chuẩn về chức năng an toàn:

  • Dừng khẩn cấp – IEC 204-1, 10.7
  • Kích hoạt thiết bị – ISO 11161, 3.4
  • Bảo vệ – ISO 10218 (EN 775), 6.4.3
  • Giảm tốc – ISO 10218 (EN 775), 3.2.17
  • Khoá an toàn – ISO 10218 (EN 775), 3.2.8
  • Giữ để chạy – ISO 10218 (EN 775), 3.2.7

III. Giải pháp an toàn

1. Dừng khẩn cấp.

  • Công tắc dừng khẩn cấp thiết kế ở cả FlexPendant và Bảng điều khiển của robot.
  • Có thể thiết kế thêm công tắc dừng khẩn cấp ở vị trí khác khi cần thiết.

2. Chế độ hoạt động

  • Chế độ tự động (Không giới hạn tốc độ).
  • Chế độ vận hành
    • < 250 mm/s Robot bị hạn chế tốc độ dưới 250 mm/s
    • 100% Robot có thể dịch chuyển và chạy thử với vận tốc không giới hạn

3. Công tắc kích hoạt thiết bị

  • Kích hoạt thiết bị là công tắc nhấn với 3 vị trí
  • Công tắc phải ở vị trí giữa để kích hoạt động cơ
  • Tất cả hoạt động của robot sẽ bị ngừng lại khi công tắc bị thả ra hoặc nhấn vào

4. Công tắc giữ (khi chạy ở chế độ tùy chọn 100%)

  • Là một tính năng tuỳ chọn bằng cách thiết lập thông số
  • Sử dụng để chạy 1 đoạn hoặc từng câu lệnh chương trình ở chế độ tự chọn 100%
  • Công tắc kích hoạt và nút Giữ để chạy phải được nhấn đồng thời để kích hoạt động cơ

5.  Dừng an toàn

  • Thông qua những kết nối liên động với các thiết bị ngoài, như: cửa, thiết bị quang điện, thiết bị cảm ứng v.v…
  • Dừng an toàn được kết nối theo 2 cách :
  • Tự chọn - Dừng an toàn được kích hoạt mà không cần quan tâm tới trạng thái hoạt động.
  • Tự động - Chế độ an toàn được kích hoạt khi chế độ tự động được chọn.

​6. Hạn chế phạm vi hoạt động

    Để tránh những rủi ro do va chạm giữa robot và thiết bị an toàn ngoài, vùng làm việc của robot có thể được giới hạn lại:

  • Giới hạn tất cả các trục bằng phần mềm.
  • Các trục 1-3 có thể giới hạn bằng cách thức dừng cơ khí và điều khiển bằng công tắc giới hạn.

7.  Đối với cơ cấu chấp hành

  • Tất cả thiết bị gắp giữ đều phải được thiết kế để có thể giữ được vật phẩm trong trường hợp mất nguồn hoặc những xung đột khác trong hệ.
  • Có thể thả vật phẩm khi cần thiết.

8. Hạn chế phạm vi hoạt động

  Để tránh những rủi ro do va chạm giữa robot và thiết bị an toàn ngoài, vùng làm việc của robot có thể được giới hạn lại:

  • Giới hạn tất cả các trục bằng phần mềm.
  • Các trục 1-3 có thể giới hạn bằng cách thức dừng cơ khí và điều khiển bằng công tắc giới hạn.

9.  Đối với cơ cấu chấp hành

  • Tất cả thiết bị gắp giữ đều phải được thiết kế để có thể giữ được vật phẩm trong trường hợp mất nguồn hoặc những xung đột khác trong hệ.
  • Có thể thả vật phẩm khi cần thiết.

10. Nguồn điện an toàn

  • Nguồn điện nguy hiểm cho cả bộ điều khiển và robot. Đảm bảo phải cấp nguồn điện đạt chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn tránh rủi ro: cháy, nổ, chập chạm…

11. Hãm động cơ

  • Bộ hãm động cơ có thể được thả bằng tay.
  • Trước khi thả hãm, hãy đảm bảo rằng sức nặng của tay máy không gây ra sự cố gì.

12. An toàn với người điều khiển

  • Khi điều khiển robot làm việc với phạm vi tối đa bạn nên dịch chuyển bàn để có vùng làm việc an toàn ngoài phạm vi của robot. Tránh những rủi ro có thể xảy ra.
  • Dừng hệ thống ngay nếu :
  • Có người đi vào khu vực làm việc của robot khi robot đang hoạt động.
  • Trường hợp robot có thể gây nguy hiểm cho người và thiết bị cơ khí khác.

IV. Nguyên tắc an toàn cần tuân thủ khi làm việc với robot

  • Luôn làm việc với robot ở chế độ bằng tay khi đứng trong khu vực bảo vệ.
  • Luôn mang theo FlexPendant khi đi vào khu vực bảo vệ để luôn nắm quyền điều khiển robot trong tay.
  • Để ý sự xoay và di chuyển của công cụ, như đầu cắt, cưa. Đảm bảo rằng chúng đã ngừng hoạt động khi bạn tiến gần robot
  • Để ý độ nóng trên bề mặt của chi tiết gia công cũng như của robot. Động cơ robot thường khá nóng sau khi chạy một thời gian dài.
  • Để ý đầu kẹp và chi tiết được gắp. Nếu đầu kẹp đang mở, chi tiết rơi xuống có thể gây hỏng thiết bị.
  • Để ý hệ thống thuỷ lực, khí nén và điện tử. Ngay cả khi đã tắt nguồn, phần năng lượng còn dư vẫn có thể gây nguy hiểm.

—————————————————————–

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỰ ĐỘNG HÓA TPA - EDU

Địa chỉ trụ sở chính: 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 1900.571.582 - Mr. Tấn 0979 869479/ 0968 108285

Website:  
tpa-edu.com.vn

Tin tức mới nhất